Các cách ôn thi đại học khối C hiệu quả vượt qua kỳ thi thành công

Khác với thi đại học khối A, A1 nhiều công thức và bài tập thì các sĩ tử ôn thi khối C các môn lại đặt nặng về mặt lý thuyết. Bên cạnh đó cần khả năng tư duy và liên hệ thực tế để quá trình học không gặp trở ngại. Nếu các bạn học sinh lớp 12 vẫn còn chưa xác định rõ cách ôn thi đại học khối C hiệu quả cao nhất thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Cấu trúc đề thi đại học cho thí sinh xét tuyển khối C 

Cấu trúc đề thi đại học cho thí sinh xét tuyển khối C
                              Cấu trúc đề thi đại học cho thí sinh xét tuyển khối C

Các bạn học sinh lớp 12 quyết định đăng ký xét tuyển khối C cần tập trung ôn luyện kiến thức ba môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý:

  • Ngữ Văn: Hình thức thi tự luận. 
  • Lịch sử và Địa lý: Nằm trong cùng một bài tổ hợp trắc nghiệm với môn Giáo dục công dân. 

Ngoài ra, các bạn cần nắm chắc kiến thức căn bản của môn Toán và môn Anh vì nó là môn bắt buộc để xét tuyển tốt nghiệp THPT. 

Chú trọng ôn thi sách giáo khoa 

Chú trọng ôn thi sách giáo khoa
                                  Chú trọng ôn thi kiến thức sách giáo khoa

Các môn học khối C cần thời gian tự học nhiều nên không nhất thiết phải ôn thi cấp tốc tại trung tâm hay đi học thêm quá nhiều. Chủ yếu các kiến thức đều nằm trong sách giáo khoa nên các em học sinh có thể bổ sung kiến thức dễ dàng. Thủ khoa Đại học Sư Phạm từng chia sẻ “Theo em, đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất, khi đã nắm vững nó rồi em mới tham khảo thêm các tài liệu bên ngoài, mở rộng và liên hệ thêm. Nếu mình đọc một lúc quá nhiều tài liệu sẽ làm rối kiến thức trọng tâm”. 

Không nên ôm đồm lượng kiến thức quá lớn khi chưa nắm vững những thông tin mà sách giáo khoa cung cấp. Ngoài ra, nếu muốn nâng cao trình độ, các em có thể tham khảo tài liệu báo giấy, báo điện tử về các vấn đề thời sự đang diễn ra để mở rộng liên hệ, phục vụ cho phần thi bài viết nghị luận xã hội. 

Dùng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức

Dùng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức
                              Dùng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức

Mặc dù kiến thức trong sách giáo khoa đầy đủ nhưng chúng ta không thể ôm cuốn sách dày cộp “nhét” hết vào đầu. Cách “đơn giản hóa” kiến thức hiệu quả nhất đó là vẽ sơ đồ tư duy. Từ những ý chính chia ra những nhánh nhỏ giúp quá trình kiến thức vào đầu nhanh và nhớ lâu hơn. 

Cách học “sơ đồ cái cây” vừa tạo hứng thú khi học vừa giúp bạn nắm được hệ thống kiến thức theo tiến trình mà không sợ loạn thông tin. Đặc biệt môn Lịch sử cần nắm những cột mốc thời gian, giúp học sinh dễ hình dung trận đấu này diễn ra vào năm nào, do ai cầm đầm, diễn biến, kết quả thế nào khi nhìn vào sơ đồ tư duy. 

Liên tục cập nhật tin tức thời sự 

Khác với những môn học ban tự nhiên có công thức chính xác từng con số, ban xã hội Văn, Sử, Địa lại cần nhiều liên hệ gắn liền với các sự kiện nóng mà xã hội đang quan tâm nếu muốn đạt điểm cao. Dẫn dắt sao cho khéo léo vấn đề vào trong bài thi và rút ra bài học cho bản thân. 

Riêng môn Ngữ văn, các em học sinh nên sử dụng biện pháp so sánh giữa các tác phẩm văn học có cùng chủ đề để bài viết sinh động, mở rộng tầm nhìn hơn. Cho thấy thí sinh hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề và trang bị nhiều kiến thức. Tuy nhiên chỉ nên viết đúng trọng tâm đề bài yêu cầu, không lan man sẽ rất dễ bị trừ điểm. 

Cách ôn thi đại học khối C hiệu quả cho từng môn

Cách ôn thi đại học khối C hiệu quả cho từng môn 
                                                  Cách ôn thi đại học khối C hiệu quả cho từng môn

 

Đối với môn Ngữ văn 

  • Các em học sinh cần học thuộc các luận điểm chính: Không nhất thiết phải thuộc làu làu vì số lượng văn bản trong kho đề ôn thi rất nhiều. Kết hợp bài giảng của thầy cô và tài liệu tham khảo để nhớ kỹ hơn. 
  • Chủ động mở rộng vấn đề cho từng dạng đề bài khác nhau. 
  • Rèn thói quen lập dàn ý và luyện tập viết mở bài, kết bài phù hợp từng dạng đề thi. 

Đối với môn Lịch sử 

Môn Lịch sử luôn “khó nhằn” nhất với những bạn đăng ký xét tuyển khối C. Bởi nó có rất nhiều con số, thông tin sự kiện đan xen cần ghi nhớ. Ngoài ra còn có nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa dài ngoằng. 

Để ôn thi hiệu quả môn học này, các em học sinh nên dùng bút nhớ gạch các ý quan trọng như cột mốc thời gian, người khởi nghĩa,… để ghi nhớ và tự đúc rút ra những kinh nghiệm học thuộc sao cho bản thân thấy vào đầu nhất. Hoặc một tip thú vị được nhiều người bạn sĩ tử từng đỗ đạt điểm cao chia sẻ, mọi người có thể gắn cột mốc lịch sử với ngày sinh nhật của bạn bè, người thân hoặc dịp gì ý nghĩa để dễ nhớ hơn. 

Đối với môn Địa lý

Cần rèn kỹ năng phân tích biểu đồ, Atlat và vẽ thành thạo chúng. Ghi nhớ đặc điểm về tự nhiên, kinh tế của các vùng miền. Ngoài ra, các số liệu quan trọng như tình hình kinh tế trong nước, GDP,… cũng cần ghi nhớ một cách chính xác.

Xem thêm: Cách ôn thi đại học khối A hiệu quả Hay là Cách ôn thi đại học khối B

Kết luận  

Vừa rồi là toàn bộ những cách ôn thi đại học khối C hiệu quả được baigiang247 chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp ích cho các sĩ tử tìm được phương hướng học tập phù hợp và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!