Kỳ thi vào lớp 10 sắp diễn ra và đây chính là khoảng thời gian mà các em học sinh cần phải ôn luyện bài tập của mình một cách chỉn chu nhất để có một kỳ thi thành công. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn các cách ôn thi vào lớp 10 môn văn hiệu quả nhất. Đây là những kiến thức bổ ích mà các bạn học sinh lớp 9 cần trang bị cho mình.
Cách ôn thi vào lớp 10 môn văn hiệu quả nhất
Hãy xem bài viết dưới đây để học hỏi thêm cho mình những cách ôn thi vào lớp 10 môn văn hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.
Đọc lại ghi nhớ các văn bản đã học
Trong thời gian này các em nên đọc lại từng văn bản trong phạm vi ôn tập đọc sâu và suy ngẫm cho kỹ. Vừa đọc học sinh hãy lấy bút đỏ nhấn dòng tô đậm những chi tiết đặc sắc nhất để ghi nhớ dẫn chứng cho việc phân tích những đoạn văn sau này.
Tổng ôn kiến thức theo những chuyên đề cụ thể nhất
Sau khi hệ thống được hết những kiến thức cơ bản đã học thì bước tiếp theo mà các em cần làm đó chính là bắt đầu ôn tập kiến thức theo chuyên đề và dạng bài cụ thể. Về chuyên đề các bạn học sinh sẽ tổng hợp các tác phẩm cùng đề cùng chủ điểm lại với nhau. Ví dụ các tác phẩm sẽ có đề tài là tình cảm gia đình như là nói với con, bếp lửa, …sẽ được đưa vào một nhóm chuyên đề để có một cái nhìn chung nhất khái quát nhất đồng thời tìm ra điểm tương đồng giữa các tác phẩm và có điểm so sánh giữa chúng.
Các bạn có thể tham khảo thêm: cách ôn thi vào lớp 10 môn toán hay là Cách ôn thi lớp 10 hiệu quả
Rèn luyện kỹ năng làm bài cho tốt
Sau khi hệ thống được những kiến thức cơ bản và ôn tập theo từng chuyên đề thì việc quan trọng nhất đó chính là rèn luyện kỹ năng làm bài thành thạo để hoàn thành tốt bài thi. Trong quá trình ôn thi này các bạn sẽ phân chia ra làm 2 phần đầu tiên là luyện kỹ năng viết. Các bạn học sinh sẽ tạo ra đoạn văn với 3 dạng cơ bản đó chính là diễn dịch quy nạp và tổng hợp trong quá trình viết bài. Chuyên đề 2 đó chính là luyện đề nhằm nâng cao kỹ năng phân tích đề tìm ý và từ đó các bạn học sinh có thể áp dụng để viết đoạn văn. Mỗi ngày các bạn học sinh có thể làm từ 1 cho đến 2 đề để so sánh đối chiếu với đáp án để rút ra cho bản thân kinh nghiệm cho những kiến thức còn thiếu.
Phân chia thời gian ôn luyện của bản thân một cách hợp lý
Các em cần đặt ra cho mình mục tiêu hàng ngày cần phải giải quyết được một dạng bài trong đề và bản thân phải rèn luyện kỹ năng trong các dạng bài đó.
Ví dụ như trong bài đọc hiểu bài nghị luận xã hội hay là nghị luận văn học thì các em phải đặt ra mục tiêu rõ ràng như là trong một buổi học một ngày học mình phải nâng cao được kỹ năng nào. Khi hoàn thành được mục tiêu sẽ giúp cho các em cảm thấy thoải mái và có động lực ôn tập hiệu quả hơn.
Một số lưu ý trong quá trình làm bài thi môn ngữ văn
Trong quá trình làm bài thi các bạn phải đọc kỹ đề bài, bởi tất cả các yêu cầu đều nằm trong đề bài. Khi đọc đề các em không nên làm luôn hãy sử dụng bút gạch chân từ khóa trong đề những từ khóa liên quan đến yêu cầu về phạm vi kiến thức yêu cầu về nội dung và cả hình thức trình bày.
Sau khi đọc kỹ được đề bài xong bạn có thể gạch một số ý cơ bản qua nháp giúp bạn định hình được kiến thức và bình tĩnh hơn ở trong phòng thi. Sau khi tìm được đầy đủ ý thì mới bắt đầu viết bài đặc biệt là phải phân bổ thời gian trình bày một cách rõ ràng.
Học càng chi tiết hiệu quả càng tốt
Trước hết học sinh cần phải xác định không được học tủ không học khoanh vùng mà cần ôn luyện với đúng tinh thần là học gì thi nấy có nghĩa là tất cả các đơn vị kiến thức kỹ năng có trong chương trình học đều có thể xuất hiện trong bài thi. Các em có thể học theo từng bài học theo từng văn bản. Đối với mỗi bài học cần tìm hiểu và phân tích thật kỹ và chi tiết các đơn vị kiến thức khác. Từ việc hiểu được nội dung kiến thức học sinh có thể khái quát được các đơn vị kiến thức bằng cách lập sơ đồ tư duy, làm dàn ý,….Các em cũng cần phải phân từng mảng ôn tập một cách rõ ràng đúng với cấu trúc của đề thi.
- Với mảng văn bản: Học sinh cần phải học các chuyên đề này như là phân tích đoạn thơ, phân tích tình huống,… vừa phục vụ cho việc phân tích trả lời, vừa phục vụ cho việc viết đoạn văn nghị luận trong đề thi
- Đối với phần tiếng việt: Các biện pháp tu từ, hành động nói, các phương phâm về hội thoại,… học sinh cần phải học kỹ phần này để phục vụ cho câu hỏi phát hiện, nêu tác dụng cũng như vận dụng trong yêu cầu tiếng việt của việc viết đoạn văn.
Kết luận
Bài viết trên đây tại baigiang247 đã chỉ ra cho bạn các cách ôn thi vào lớp 10 môn văn hiệu quả nhất. Các bạn hãy tham khảo bài viết này và đúc kết ra cho bản thân những kinh nghiệm để cho kỳ thi môn văn được tốt nhất.